Hiện nay, bệnh sởi bộc phát có nguy cơ thành dịch, một số người tuyên truyền sử dụng hạt cây Ngò rí nấu nước tắm sẽ phòng và trị khỏi được bệnh sởi. Đây là vệc làm sai lầm và không có chứng cứ khoa học. Thực tế, trong y học cổ truyền cây Ngò rí cũng như mọi dươc liệu khác có tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có kết quả tốt phải biết sử dụng đúng liều lượng, phù hợp giai đoạn bệnh và đặc biệt không thể chỉ có một loại dược liệu thích hợp với tất cả mọi loại bệnh. Hơn nữa rất hiếm khi người thầy thuốc y học cổ truyền dùng một bài thuốc hoặc chế phẩm mà chỉ đơn thuần có một loại dược liệu duy nhất.
Cây Ngò – Xuất hiện ở nhiều nước
Cây Ngò rí có tên khoa học Coriandrium sativum, thuộc Họ Hoa tán. Lá và hạt Ngò được sử dụng làm gia vị cũng như làm thuốc ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại Trung Quốc và các nước Asian: cây Ngò được dùng điều trị bệnh ngoài da, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá, kiết lỵ, bệnh trĩ, giúp hưng phấn tình dục; kết hợp với các vị thuốc khác điều trị chứng đau do viêm của hệ thần kinh – cơ – khớp.
Tại các nước châu Âu: người Hy lạp cổ đã sử dụng Ngò giúp tăng libido, làm thuốc giảm cân, cải thiện trí nhớ.
Tại Việt Nam, cây Ngò tươi được dùng làm gia vị cho các món rau trộn, soup, còn là loại rau trang trí các món ăn cho đẹp vì hình dáng, màu xanh và mùi thơm của lá. Tinh dầu của Ngò còn dùng làm hương liệu trong ngành dược.
Công dụng “thật” của cây Ngò rí
Thành phần hoá học: Ngò rí có chứa các vitamin A, C, B và chất sắt; hoạt chất là cineol, borneol, acid oleic, acid palmitic, acid linoleic… có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, Ngò rí còn chứa chất citronelol, limonene, alpha pinene… có tính sát khuẩn ở đường tiêu hóa mạnh, chống loét viêm niêm mạc miệng… Bên cạnh các tác dụng trên, Ngò rí còn có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Với những đặc tính dược lý trên, nhiều người xem Ngò như một loại dược liệu có khả năng trị khỏi một số loại bệnh khó.
Theo Y Dược Cổ truyền (YDCT), Ngò rí có vị cay tính ấm. Ngò rí được dùng trong y học giúp điều trị một số chứng hoặc bệnh như sau:
- Kích thích tiêu hóa: cải thiện cảm giác thèm ăn, chống đầy hơi…
- Loãng đờm, giảm ho;
- Chống tiêu chảy, kiết kỵ;
- Chống viêm, sát trùng trị một bệnh ngoài da.
- Giúp giảm viêm, đau trong một số bệnh cơ – khớp;
- Hưng phấn tình dục, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương;
- Giúp ổn định đường huyết…
(Nguồn t4ghcm.org.vn)