Nhân chuyến làm việc của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/8/2022, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tổ chức Kỹ thuật Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMTEF) đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh về “dự án chuyển giao kỹ thuật điều trị bằng Judo – cải tiến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bằng kỹ thuật điều trị chấn thương (bằng phương pháp bảo tồn) không dung phẫu thuật”.
Đón tiếp ông TANAKA Akihisa, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam và ông ICHIKAWA Kotaro, Phó Giám đốc Dự án, Tổ chức Kỹ Thuật Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMTEF) tại buổi làm việc có BS CK II Huỳnh Nguyễn Lộc – Phó Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh, TS. BS Trương Thị Ngọc Lan – Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh cùng các bác sĩ của Viện.
Liệu pháp Judo là liệu pháp trị liệu không xâm lấn dựa trên bằng chứng khoa học và được phát triển ở Nhật Bản và bệnh nhân sẽ được giảm bớt sự đau đớn và các biến chứng. Ngoài ra, do việc điều trị bằng liệu pháp Judo không cần thiết bị y tế đắt tiền, nó có thể có tác động tích cực lớn trong việc giảm gánh nặng chi phí y tế cho bệnh nhân.
Đây là dự án được Uỷ ban nhân dân và Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh phê duyệt và phân công trực tiếp Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh làm chủ, dự kiến triển khai thựuc hiện đến tháng 4 năm 2024, với tổng số vốn của dự án lên đến 70.000.000 yên Nhật (JPY) nguyên tệ, tương đương khoảng 518.000 USD, tương đương khoảng 12 tỷ đồng. Trong đó, mô hình chuyển giao kỹ thuật Judo trị liệu và hệ thống đào tạo liên tục được thiết lập giữa Tổ chức Kỹ thuật Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMTEF) và Viện. Việc đào tạo và chuyển giao Judo trị liệu sẽ được thực hiện bởi các giảng viên Judo trị liệu của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ủy quyền cho Tổ chức Kỹ thuật Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMTEF) thống nhất với Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh các mục tiêu và kết quả dự kiến của dự án, bao gồm:
– Xuất bản “Sách Judo trị liệu – Lý thuyết và Thực hành”, và “Cẩm nang thực hành Judo trị liệu”.
– Các nhân viên y tế của Việt Nam được đào tạo về Judo trị liệu và có thể giảng dạy Judo trị liệu tại Việt Nam.
– Mở rộng hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra công nhận và các hoạt động đào tạo để cấp giấy chứng nhận Judo trị liệu tại Việt Nam.
– Các địa phương khác trên cả nước Việt Nam có thể tự hướng dẫn phương pháp điều trị khẩn cấp cho gãy xương, trật khớp, v.v. và “Thể dục khỏe mạnh theo phương pháp Yawara; tập Dưỡng sinh theo phong cách Judo”.
Theo đó, sau khi tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nói trên thành công, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục chuyển giao kỹ thuật này đến các Trạm y tế Phường – Xã hoặc khoa Y học cổ truyền của bệnh viện Đa khoa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, và các bệnh viện Y học cổ truyền trong phạm vi chỉ đạo tuyến của Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Y tế.
Đoàn đại biểu của tổ chức JICA và JIMTEF (Nhật Bản) đến thăm và làm việc về dự án chuyển giao kỹ thuật Judo trị liệu
Nhân chuyến làm việc của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/8/2022, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tổ chức Kỹ thuật Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMTEF) đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh về “dự án chuyển giao kỹ thuật điều trị bằng Judo – cải tiến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bằng kỹ thuật điều trị chấn thương (bằng phương pháp bảo tồn) không dung phẫu thuật”.