Hội thảo khoa học chủ đề “Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền” năm 2024

Giác hơi là một phương pháp điều trị hiệu quả trong y học cổ truyền nếu được thực hiện đúng cách và bởi người có kinh nghiệm. Với nhiều lợi ích về sức khỏe, giác hơi đang trở thành lựa chọn phổ biến cho những ai tìm kiếm phương pháp điều trị tự nhiên và an toàn.

0
415

Giác hơi là một phương pháp điều trị hiệu quả trong y học cổ truyền nếu được thực hiện đúng cách và bởi người có kinh nghiệm. Với nhiều lợi ích về sức khỏe, giác hơi đang trở thành lựa chọn phổ biến cho những ai tìm kiếm phương pháp điều trị tự nhiên và an toàn.
Ngày 27/7/2024, Hội Đông y TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Y dược học dân tộc tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền”. Hội thảo có sự đăng ký và tham gia gần 600 người, ngoài ra tham gia học trực tuyến: trên 5000 lượt xem trên youtube và facebook Viện. Việc tổ chức một hội thảo khoa học với chủ đề này sẽ giúp nâng cao nhận thức và kiến thức về kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền, đồng thời tạo ra cơ hội để các chuyên gia trong lĩnh vực này trao đổi và học hỏi lẫn nhau.
Tại buổi hội thảo các học viên được nghe các báo cáo viên nhiều kinh nghiệm tại Viện Y dược học dân tộc báo cáo các chuyên đề về “Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền”.

Hội thảo khoa học chủ đề “Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền”

Giác hơi là một kỹ thuật điều trị phổ biến trong y học cổ truyền, đặc biệt là y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam. Kỹ thuật này sử dụng các cốc để tạo ra sự chênh lệch áp suất, nhằm kích thích lưu thông máu, giảm đau, và thúc đẩy quá trình chữa lành. Giác hơi hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra chân không trong các cốc. Khi đặt cốc lên da, áp suất thấp hơn bên trong cốc sẽ kéo da và lớp mô dưới da lên, giúp kích thích lưu thông máu và năng lượng (khí) trong cơ thể.
TS. BS. Trương Thị Ngọc Lan giảng dạy chuyên đề “Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền”

Có hai phương pháp giác hơi chính:
Giác hơi khô: Đây là phương pháp phổ biến nhất, sử dụng các cốc thủy tinh, nhựa hoặc tre. Các cốc này được đốt nóng hoặc sử dụng máy bơm để tạo chân không trước khi đặt lên da.
Giác hơi ướt: Phương pháp này kết hợp với việc châm cứu. Sau khi giác hơi, da được châm nhẹ để máu và dịch thoát ra ngoài, được cho là giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Chúng ta thực hiện giác hơi bằng cách có thể dùng cốc thủy tinh, nhựa, hoặc tre. Với cốc thủy tinh, người thầy thuốc thường đốt một miếng bông tẩm cồn rồi đặt nhanh vào trong cốc để tạo chân không, sau đó nhanh chóng đặt cốc lên da bệnh nhân, cốc sẽ tự bám chặt vào da do áp suất bên trong thấp hơn bên ngoài. Vị trí đặt cốc thường là trên các huyệt đạo hoặc vùng cơ bị đau, với thời gian thường kéo dài từ 5-15 phút. Thầy thuốc sẽ theo dõi và điều chỉnh nếu cần thiết. Sau khi giác hơi, cốc được gỡ ra bằng cách nhẹ nhàng ấn vào da bên cạnh cốc để không khí vào.
Lợi ích của Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền là giúp giảm đau cơ, đau khớp và các vấn đề về cột sống. Tăng cường lưu thông máu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất đến các mô. Thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng. Kích thích quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Trong quá trình thực hiện Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền chúng ta cần lưu ý không nên thực hiện trên da bị tổn thương, người bị bệnh về máu, phụ nữ mang thai hoặc người có tình trạng sức khỏe không ổn định. Nên chọn các cơ sở y tế, phòng khám đông y uy tín và có giấy phép để đảm bảo an toàn.
TS. BS Trương Thị Ngọc Lan kiến tập, thực hành các kỹ năng về phương pháp giác hơi trên một người bệnh

Sau khi thực hiện Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền chúng ta có thể gặp phải các tác dụng phụ như các vết bầm tím thường xuất hiện sau khi giác hơi và sẽ biến mất sau vài ngày, một số người có thể cảm thấy khó chịu, chóng mặt hoặc buồn nôn.
Hội Thảo khoa học chủ đề “Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền” không chỉ là cơ hội để cập nhật kiến thức mà còn là dịp để các chuyên gia y tế giao lưu, học hỏi và cùng nhau nâng cao chất lượng điều trị. Trong buổi hội thảo TS. BS Trương Thị Ngọc Lan đã kiến tập, thực hành các kỹ năng về phương pháp giác hơi trên một số người bệnh. Giúp cho người xem có cái nhìn tổng quan, dễ hình dung và biết rõ về quy trình thực hiện Kỹ thuật giác hơi trong điều trị Y học cổ truyền.
Học viên đặt câu hỏi cho Báo cáo viên tại Hội thảo

Học viên đặt câu hỏi cho Báo cáo viên tại Hội thảo

SHARE