Chữa phụ nữ có thai ra huyết, sa dạ con, trĩ với cây gai

0
3199

Cây gai mọc hoang và được trồng rộng rãi trong nhân dân để lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn và lấy rễ để làm thuốc. Cây gai mọc hoang và được trồng rộng rãi trong nhân dân để lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn và lấy rễ để làm thuốc chữa bệnh với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai,…
Tên khác: Cây gai, trữ ma – Cây bánh gai – Co pán (Tày).
Cách trồng: trồng bằng thân rễ vào mùa xuân.
Bộ phận dùng: Rễ và lá tươi hoặc khô
Thu hái, chế biến: Hái lá bánh tẻ, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Đào rễ rửa sạch đất cát, thái mỏng (hoặc để nguyên, phơi khô).
Công dụng: dùng chữa phụ nữ có thai ra huyết, đau bụng, sa dạ con, trĩ, đái dắt, mụn nhọt.
Liều dùng: 20 – 30g ngày (củ)

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG
Bài 1: Chữa phụ nữ có thai đau bụng, doạ sẩy thai.
Củ gai (tươi hoặc khô)  30g
Cành tía tô (tươi hoặc khô)  20g
Thêm 600ml nước (3 bát ăn cơm) sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 1 – 2 ngày có kết quả thì thôi, không nên uống kéo dài.
Bài 2. Chữa sa dạ con, trĩ hậu môn
Củ gai tươi hoặc khô  30g
Thêm 600ml nước sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Uống liền 5 – 6 ngày, cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh.
Bài 3. Chữa đái dắt, tiểu tiện đục, vàng, đỏ
Củ gai tươi hoặc khô (có thể dùng lá khô) 10 – 30g
Sắc uống trong ngày.

SHARE