Hội thảo khoa học “Xây dựng mô hình đa mô thức điều trị trẻ tự kỷ”

Sáng ngày 13/4/2024, Hội Châm cứu Việt Nam, Bệnh viện Châm cứu Trung ương – Bộ Y tế phối hợp với Hội Đông y Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y dược học dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học năm 2024, chủ đề “Xây dựng mô hình đa mô thức điều trị trẻ tự kỷ”.

0
569

Sáng ngày 13/4/2024, Hội Châm cứu Việt Nam, Bệnh viện Châm cứu Trung ương – Bộ Y tế phối hợp với Hội Đông y Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y dược học dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học năm 2024, chủ đề “Xây dựng mô hình đa mô thức điều trị trẻ tự kỷ”.

Ban tổ chức hội thảo tặng hoa cho các chuyên gia, báo cáo viên tham gia báo cáo chuyên đề tại hội thảo
Đến tham dự hội thảo có ông Trần Văn Thanh – PGS.TS.BS Phó chủ tịch Hội Châm cứu Thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bộ Y tế chủ trì hội thảo; Bà Nguyễn Hồng Minh – TS.BS – Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ Y tế; Ông Nguyễn Khắc Ninh – TS.BS – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bộ Y tế; Ông Hà Văn Hùng – ThS.DS, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hội Đông y TP. Hồ Chí Minh; Bà Trương Thị Ngọc Lan – TS.BS Phó Chủ tịch Hội Đông y TP. Hồ Chí Minh, Phó Viện Trưởng Viện Y dược học dân tộc; cùng hơn 300 đại biểu đến từ các thầy thuốc là bác sĩ, lương y, y sĩ đến từ Hội Đông y TP. Hồ Chí Minh; cán bộ, viên chức là y, bác sỹ, điều dưỡng tại các bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền bệnh viện đa khoa thuộc 19 tỉnh thành phía Nam và 5 tỉnh Tây Nguyên là các đơn vị thuộc phạm vi chỉ đạo tuyến của Viện Y dược học dân tộc; hội viên Hội Đông y các tỉnh, thành; Hội Đông y các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức; lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm và viên chức, người lao động Viện Y dược học dân tộc cùng các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về chuyên khoa điều trị trẻ tự kỷ cùng các đại biểu đăng ký tham gia.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.BS. Trần Văn Thanh – Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương – Bộ Y tế nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, nhận thức về tự kỷ đã tăng lên, điều này giúp tạo điều kiện tốt hơn cho việc nhận diện và hỗ trợ trẻ tự kỷ. Các phương pháp can thiệp và điều trị cũng đã được phát triển, giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội và học hỏi cách tương tác trong môi trường xã hội.

PGS.TS.BS Phó chủ tịch Hội Châm cứu Thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bộ Y tế thảo luận các vấn đề xoay quanh buổi hội thảo
Bệnh tự kỷ là một rối loạn phát triển não bộ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, và hành vi. Trẻ em tự kỷ thường có khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội, hiểu biểu đạt cảm xúc của người khác và tham gia vào các hoạt động xã hội.
Hội thảo về trẻ tự kỷ là một sự kiện được tổ chức để tăng cường nhận thức và hiểu biết về tự kỷ, cũng như cách tiếp cận và hỗ trợ các cá nhân có tự kỷ và gia đình của họ bằng các phương pháp điều trị hiệu quả của Y học cổ truyền. Thông qua việc điều trị y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại với việc tác động vào các huyệt vị bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, cấy chỉ, châm cứu và xoa bóp day ấn huyệt điều trị giúp thanh nhiệt, tỉnh thần, khai khiếu, bổ ích ngũ tạng, bổ dưỡng khí huyết, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương… Khi cơ thể đạt được trạng thái cân bằng về tinh thần lẫn thể chất, khí huyết ngũ tạng được nuôi dưỡng dồi dào và kinh lạc được thông suốt thì sức khỏe sẽ tốt hơn, mọi bệnh tật sẽ tự động được đẩy lùi, trong đó có cả chữa các chứng do bệnh tự kỷ gây ra.
Bà Trương Thị Ngọc Lan – TS.BS, Phó Chủ tịch Hội Đông y TP. Hồ Chí Minh, Phó Viện Trưởng Viện Y dược học dân tộc cho biết hội thảo lần này nhằm khẳng định vai trò tham gia tích cực của Y dược cổ truyền trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của Thành phố và khu vực phía Nam theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp; Tiếp tục góp phần xây dựng, củng cố và phát triển nền Đông Y TP. Hồ Chí Minh nói riêng và nền Đông Y Việt Nam nói chung; Bắt đầu phát triển mô hình điều trị bệnh trên cơ sở phối hợp đa ngành Y học cổ truyền – Y học hiện đại – Tâm lý – Giáo dục đặc biệt.
Mục tiêu của hội thảo này là tạo ra một không gian mở để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, và tài nguyên hữu ích cho các cá nhân và gia đình liên quan đến trẻ tự kỷ. Đồng thời, hội thảo cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về những thách thức mà những người có tự kỷ và gia đình của họ phải đối mặt, và khuyến khích sự hỗ trợ và sự hiểu biết từ mọi người xung quanh.xã hội, và hành vi.
Hội thảo cũng đã ghi nhận những ý kiến đóng góp, thảo luận các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu y dược cổ truyền, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng y dược cổ truyền trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Toàn cảnh buổi hội thảo y khoa “Xây dựng mô hình đa mô thức điều trị trẻ tự kỷ”

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – BSCKII, Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Điều trị liệt vận động, ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bộ Y tế báo cáo chuyên đề “Đánh giá tác dụng của tập sửa lỗi phát âm kết hợp điện châm trong phục hồi chức năng ngôn ngữ ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ”

Ông Lê Minh Công – Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khoẻ tinh thần, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh lên báo cáo chuyên đề “Mô hình đánh giá & can thiệp sớm đa ngành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (trường hợp Trung tâm tự kỷ Hoàng Đức)”
.
Bà Nguyễn Hồng Minh – TS.BS, Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ Y tế lên báo cáo chuyên đề “Tự kỷ trẻ em theo quan điểm Y học cổ truyền và Các phương pháp không dùng thuốc Y học cổ truyền trong điều trị trẻ tự kỷ”

Ông Nguyễn Quốc Cường – ThS.BS nội trú, Khoa Tâm lý, Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 2 báo cáo chuyên đề “Phối hợp các chuyên khoa trong chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ”

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

SHARE