Viện Y Dược học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đầu ngành khám, chữa bệnh y, dược cổ truyền tại TP. Hồ Chí Minh và 24 tỉnh, thành miền Nam và Tây nguyên.
1. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao.
Năm 2018, năm đánh dấu sự thành công vượt bậc của công tác bồi dượng, đào tạo và rèn luyện cho đội ngũ nhân lực Viện từ cán bộ đương nhiệm đến cán bộ dự nguồn. với kết quả hiện nay nguồn nhận lực Viện có:
– 01 Bác sỹ Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế.
– 25 Bác sỹ Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Y học cổ truyền và Dược sĩ Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Dược cổ truyền.
– 05 Bác sỹ Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Nội tổng quát.
– 01 Bác sỹ Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Ngoại tổng quát.
– 02 Bác sỹ, Tiến sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền.
– 02 Dược sĩ Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Dược cổ truyền.
– 01 Chuyên viên Thạc sĩ Quản lý bệnh viện.
– 02 Dược sĩ Thạc sĩ Dược.
– 25 Bác sỹ Chuyên khoa cấp I.
– 35 Cử nhân Điều dưỡng.
2. Đơn vị Chuyên gia khám chữa bệnh theo yêu cầu khoa Khám bệnh đa khoa đi vào hoạt động.
– Năm 2017, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh triển khai tại khoa Khám bệnh đa khoa 02 đơn vị: Đơn vị khám chữa bệnh dịch vụ BHYT và không BHYT và Đơn vị khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu đã góp phần giảm sâu tình trạng quá tải, giảm nhiều thời gian chờ đợi khám chữa bệnh với sự tăng hài lòng của người bệnh đến và điều trị tại Viện
3. Đơn vị Khám chữa bệnh các bệnh lý Hậu môn trực tràng khoa Khám bệnh đa khoa đi vào hoạt động.
Năm 2017, với việc quá tải và áp lực tăng cao cho bác sĩ, nhân viên y tế khi điều kiện phòng khám và điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng không đáp ứng được nhu cầu điều trị quá cao của người dân: 150 người/ngày với hơn 50.000 lượt thủ thuật.
4. Hoạt động tư vấn và Đại lý cung cấp dịch vụ Bảo hiểm y tế ban đầu đi vào hoạt động với thông điệp Viện là nhà và người nhà là chúng tôi.
Đại lý cung cấp dịch vụ Bảo hiểm y tế ban đầu Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh ra đời và đia vào hoạt động, với sự hạnh phúc, nhiều niềm vui khi người dân sử dụng và có thể bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Khu sắc thuốc thuộc Tổ Thành phẩm – Sắc thuốc Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Đông y – Đông dược đi vào hoạt động.
Năm 2018, việc đưa vào hoạt động Khu sắc thuốc thuộc Tổ Thành phẩm – Sắc thuốc Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Đông y – Đông dược đã góp phần giúp cho nhân viên y tế Viện và người dân an tâm, hài lòng trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của Viện.
6. Ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học đưa vào sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân: Viên bổ xương khớp TMI HCMC và Viên hạ mỡ (đàm thấp) TMI HCMC.
Năm 2018, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học Viên bổ xương khớp TMI HCMC và Viên hạ mỡ (đàm thấp) vào sản xuất, cung ứng thuốc cổ truyền cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân tại Viện.
7. Văn phòng điện tử Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh với “Phần mềm làm việc điện tử” đi vào hoạt động, góp phần thiết thực thực hiện công tác cải cách hành chánh của Viện.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về “Hiện đại hóa hành chính với Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông”, năm 2018, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh phát triển và đưa vào sử dụng Phần mềm làm việc điện tử cho Văn phòng điện tử Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh.
8. Hệ thống thoát nước, ngăn triều cường, ngừa vũ lượng do mưa lớn đạt hiệu quả cao.
Năm 2018, với công trình Hệ thống thoát nước, ngăn triều cường, ngừa vũ lượng do mưa lớn triển khai, hoàn thành và đưa vào sử dụng đã đạt hiệu quả cao, đặc biệt là lần đầu tiên trong các năm gần đây Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh không còn ngập kể cả khi có mưa lớn kết hợp với triều cường
9. Phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến lan tỏa rộng khắp Viện.
Năm 2018, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo cho hơn 72 nhân viên Viện nhận bằng Tập huấn thực hành lâm sàng tốt và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế. Đồng thời, hơn 20 đề tài đã được nhân viên Viện bảo vệ thành công và nghiệm thu tại Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh và Đại học Y Huế.
Năm 2018, cũng là năm đánh dấu Viện tham gia trong triển khai thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu tác dụng chống viêm giảm đau của thủy châm chế phẩm chứa nọc ong trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối” (Quyết định số 555A/QĐ-BVCC).
10. Hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện của Viện ngày càng thiết thực, hiệu quả gắn với yêu cầu thiết thực của người dân.
Trong năm 2018, Hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện tại Viện Y dược học dân tộc đã nổ lực phấn đấu đạt được những kết quả tích cực. Tất cả 23 Khoa/Phòng/Trung tâm tại Viện đã triển khai xây dựng đề án, kế hoạch cải tiến chất lượng trên quy mô Khoa/Phòng/Trung tâm với việc xác định các vấn đề ưu tiên, trọng tâm cần cải tiến trong năm 2018 trong đó có chỉ số chất lượng cụ thể đồng thời khả thi đo lường được và đã hoàn thành 100% các chỉ số chất lượng trong năm 2018. Kết quả, mức đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2017 là 4.20 và mức tự đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2018 là 4.24.