Hội thảo “Sừng tê giác trong Y Học Cổ Truyền và các phương pháp thay thế”

0
444

Sáng chủ nhật 27/9/2015, hội thảo ” Sừng tê giác trong YHCT và các phương pháp thay thế” đã được tổ chức thành công với nhiều thông tin hữu ích cho giới chuyên môn, người bệnh cũng như những người quan tâm.

12

 Tê giác đã được tuyên bố tuyệt chủng hoàn toàn tại Việt Nam từ 2010, và dự báo sẽ tuyệt chủng hoàn toàn trên thế giới trong vòng 6 năm nữa với tốc độ săn trộm như hiện nay. Như vậy, giá trị thật của sừng tê nằm ở đâu? Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trên thế giới cả YHHĐ lẫn YHCT đều khẳng định sừng tê không hề có tác dụng điều trị ung thư, cường dương hay tăng cường sinh lực tuổi thọ như dân gian vẫn đồn thổi. Tác dụng chính của sừng tê theo YHCT chính là thanh nhiệt lương huyết ( làm mát huyết, hạ sốt, giải độc). Tuy nhiên, ngoài sừng tê có rất nhiều dược liệu khác có tác dụng tương tự và hiệu quả có thể không hề thua kém. Trên thị trường dược liệu hiện nay, có nhiều thành phẩm có hiệu quả điều trị cao đã qua nghiên cứu thực nghiệm, lâm sàng như An cung ngư hoàng, Vũ Hoàng tĩnh tâm,…được bào chế thành phần chủ yếu là sừng trâu. Ngoài ra, với thực trạng tiêu thụ sừng tê giác như hiện nay, 70-90% sừng tê trên thị trường là hàng giả, như vậy bỏ ra một số tiền quá lớn để dổi lấy một sản phẩm không đạt chất lượng, và không có hiệu quả như mong muốn là một điều hết sức vô lý.
Ông Võ Thành Danh - Phó Viện Trưởng Viện dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
Ông Võ Thành Danh – Phó Viện Trưởng Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
Bs Trần Hữu Vinh - Trưởng phòng quản lý YHCT Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
Bs Trần Hữu Vinh – Trưởng phòng quản lý Y Dược Cổ Truyền Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
4
Ts Bs Trương Thị Ngọc Lan – Phó phòng đào tạo nghiên cứu khoa học – chỉ đạo tuyến , Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
5
BS CKI Trần Tuấn Khanh – Phó trưởng khoa Nội Ung Bướu – Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
Ths Bs Lê Ngọc Thanh - Trưởng khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn - Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
Ths Bs Lê Ngọc Thanh – Trưởng khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn – Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
6
Bs Lê Hùng – Chủ tịch hội Đông Y thành phố Hồ Chí Minh
bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Change/WildAid Việt Nam
Bà Hoàng Thị Minh Hồng – Giám đốc Change/WildAid Việt Nam
Ca sĩ Hoàng Bách - chia sẽ quan điểm về sử dụng Sừng tê giác.
Ca sĩ Hoàng Bách – chia sẻ quan điểm về sử dụng Sừng tê giác.
Từ kinh nghiệm chia sẻ của nhiều bác sĩ YHCT lâu năm, thực tế có rất ít thầy thuốc từng sử dụng vị sừng tê giác này. Điều này có nghĩa sừng tê không đóng vai trò là thần dược như lời đồn. Mặt khác, khoa hỗ trợ điều trị ung bướu của Viện Y dược học dân tộc Tphcm từ nhiều năm qua mặc dù cũng đạt thành tựu nhất định trong công cuộc đấu tranh kéo dài cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, tuy nhiên khoa cũng không hề sử dụng một cái sừng tê nào.
8
IMG_8369 10 11 13
9
Thông qua hội thảo, chúng ta thống nhất một điều sừng tê chỉ có một giá trị nhất định. Không có loài nào trên thế giới cần sừng tê ngoài chính loài tê giác. Vì thế, chúng ta không cần thiết tiêu thụ sừng tê. Không có người mua thì không có kẻ giết !
Ths.Bs Tran Minh Quang -T3G
Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
SHARE