Chăm sóc sức khỏe sau bệnh Covid – 19

Sau giai đoạn cấp (khoảng 4 tuần) phải cách ly và điều trị bệnh Covid – 19 tại nhà hoặc bệnh viện, khoảng ¼ đến 1/3 trường hợp phải chịu hậu quả do Covid -19 để lại, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Tình trạng này được gọi là Hội chứng sau Covid-19 (Post – Covid Syndrome, hoặc Sequelae of Covid-19, hoặc Long – Term Symptoms…), thường kéo dài vài tháng [Theo US CDC].

0
1140

Sau giai đoạn cấp (khoảng 4 tuần) phải cách ly và điều trị bệnh Covid – 19 tại nhà hoặc bệnh viện, khoảng ¼ đến 1/3 trường hợp phải chịu hậu quả do Covid -19 để lại, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Tình trạng này được gọi là Hội chứng sau Covid-19 (Post – Covid Syndrome, hoặc Sequelae of Covid-19, hoặc Long – Term Symptoms…), thường kéo dài vài tháng [Theo US CDC].

  1. Thế nào gọi là Hội chứng sau Covid – 19?

Các triệu chứng tồn tại trên 4 tuần, kể từ khi nhiễm Corona virus, thường gặp như sau:

  • Mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, mất ngủ, đau đầu, khó giữ thăng bằng (chứng Sương mù não=Brain fog),
  • Mất hoặc giảm khứu – vị giác, rụng tóc…
  • Mệt mỏi, khả năng gắng sức giảm,
  • Ho khan hoặc có đờm, đau ngực, thiếu hơi,
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, tăng khi vận động,
  • Chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da,
  • Đau mỏi cơ – khớp, tăng tiết mồ hôi, Rối loạn kinh nguyệt…

Căn nguyên của các biểu hiện trên:

  • Do phải chịu đựng thiếu oxy kéo dài tế bào khắp cơ thể bị tổn thương;
  • Tình trạng viêm mạn tính dù không còn hiện diện Sars-CoV-2 hay vi khuẩn cơ hội trong máu;
  • Dễ đông máu gây đột quỵ não – tim;
  • Cơ thể trong tình trạng suy nhược do rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu; rối loạn chức năng gan – thận;
  • Stress oxy hóa, dễ khởi phát bệnh tiểu đường, tăng gánh nặng stress tâm – thể.
  1. Những ai sẽ mắc hội chứng này và cần chăm sóc y tế?
  • Người trên 65 tuổi, thừa cân – béo phì (có chỉ số BMI cao), càng thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc nhiều bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, COPD…
  • Trải qua thời gian kéo dài phải chăm sóc tích cực trong bệnh viện,
  • Uống quá nhiều thuốc kháng sinh – kháng viêm, chống đông…
  1. Nội dung chăm sóc và theo dõi gồm những gì?

Cần kết hợp nhiều biện pháp:

Thực hiện thực dưỡng và cách sống hợp lý:

  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc,
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: đạm (thực vật và/ hoặc động vật), dầu thay cho mỡ, bột đường; nguyên tố vi lượng gồm: vitamin C, B, A, D, E; khoáng đa lượng: Ca, Mg, Na, P. Kali, P, Iode; khoáng tố vi lượng cần thiết cho sức đề kháng: Zn, Selenium, Fe, Cu…
  • Tăng cường thực vật (rau – củ – trái cây tươi), các loại hạt – đậu, trứng, cá, uống nước ép trái cây (Chanh, Cam), rau củ…
  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn (vì có nhiều chất béo, chất bảo quản, đường tinh chế, muối), không uống nước ngọt có gaz.
  • Chất bột đường (carbohydrate): ưu tiên gạo lứt, các loại đậu, hạt,
  • Hạn chế thức ăn chế biến cầu kì, nhiều gia vị, bột ngọt, bột nêm.
  • Bổ sung lợi khuẩn (probiotic) từ món ăn truyền thống (sạch, chế biến vệ sinh) như: cải ngâm chua, kim chi, chao, yogurt…

Liệu pháp Tự nhiên:

  • Tập Dưỡng sinh, Yoga, Thái cực quyền: chú ý Thiền định, tĩnh tâm (đóng vai trò quan trọng trong phục hồi tổn thương của tế bào), đặc biệt thở sâu giúp tăng thông khí, cải thiện tình trạng xơ phổi, thải độc.
  • Xoa bóp – day ấn huyệt: ổn định giấc ngủ, phục hồi khứu giác vị giác

  • Thuốc từ dược liệu (cần tham khảo ý kiến thầy thuốc):
  • Cải thiện chức năng Hệ miễn dịch như: Nhân sâm, nấm Linh chi, Đinh lăng, Hoàng kỳ…
  • Có tính kháng vi khuẩn – virus, kháng viêm, được nghiên cứu (in vitro, in vivo, in silico) như: Kim ngân hoa, Liên kiều, Xuyên tâm liên, Diếp cá, Rễ Cam thảo; loại chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn, loãng đờm: Kinh giới, Hương nhu, Tần dày lá, lá bưởi, Sả, vỏ Quýt, vỏ Chanh…
  • Giúp làm sạch và thông thoáng đường hô hấp: Vỏ quít, Nghệ, Gừng, Hạnh nhân, Ma hoàng, Cát cánh…
  • Thanh lọc cơ thể: nước Dừa tươi – Gừng [Gừng tươi 5 – 15 g, giả nhuyễn, chắt lấy nước trộn vào khoảng 100 – 150 ml nước Dừa tươi, uống 1 – 2 lần trong ngày. Gừng có tính chống viêm, hạ sốt, sát khuẩn, thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa; nước Dừa: chứa nhiều Vit. C, B1, Kali, Magnesium, Calcium, Zn…cần thiết cho tế bào cơ thể hoạt động], Cây lẻ bạn, Cây thuốc dòi, Rễ tranh, Mã đề, Artichaud…nấu nước uống.
  1. Vài loại rau – hạt – nước uống tốt cho não:
  • Hạt sen: có protein, chất xơ, vitamin, khoáng và antioxidant. Giúp ổn định giấc ngủ, tăng cường hoạt động hệ thần kinh, chống lão hóa, giảm cân, phòng tiểu đường, giảm cholesterol máu.
  • Hạt Óc chó: chứa chất béo omega-3, khoáng, vitamin, chất xơ…tính chất chống oxy hóa cao hơn các loại hạt khác nhờ: vitamin E, melatonin, polyphenol. Giúp giảm cholesterol xấu. Omega – 3 từ thực vật gọi là alpha-linoleic acid (ALA), nếu cung cấp đủ giúp giảm nguy cơ tử vong do tai biến tim mạch.
  • Nghệ: có chứa đạm, béo, bột đường, chất xơ, Kali, Fe, Manganese…hoạt chất là Curcumin có tác dụng, chống viêm, lành vết loét, chống oxy hóa, phòng suy giảm trí nhớ,…
  • Gạo lứt, Mè đen, các loại nấm ăn, Chùm ngây, Tảo xoắn…

Chú ý: Sau khi được chăm sóc bệnh Covid – 19 thành công, những người cao tuổi, có mạn tính, cần thường xuyên được thầy thuốc tư vấn, thăm khám nhằm phát hiện và xử trí kịp thời những dấu hiệu nặng hơn hoặc mới xuất hiện: khó thở, đau ngực, yếu liệt tay chân, phù, huyết áp không ổn định…

Nguồn: BS CK II Trần Văn Năm – Nguyên Phó Viện trưởng điều hành Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh

SHARE