Đối phó với dịch Covid-19: Tập thở thế nào để tốt cho Phổi

Bảo vệ Phổi, và tập gì để tốt cho Phổi giúp giảm nguy cơ nhiễm virus Viêm phổi Corona.

0
2097

Corona là một chủng virus lớn có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau (SARS, MERS, COVID-19). Các nghiên cứu cho thấy khi vào cơ thể người, virus Corona chủng mới sẽ gắn với một thụ thể đặc hiệu có ở đường hô hấp. Các tế bào ở phổi là mục tiêu mà virus Corona rất thích tấn công sau khi vượt qua hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp. Bảo vệ Phổi, và tập gì để tốt cho Phổi giúp giảm nguy cơ nhiễm virus Viêm phổi Corona.

Tập hít thở sâu và dài giúp chúng ta nhận được nhiều oxy hơn vào phổi, vào máu, giúp lưu thông máu, giúp tim được cung cấp đủ oxy, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tuần hoàn máu và hệ miễn dịch. Hít thở sâu còn có những tác dụng lên tinh thần giúp giảm bớt tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hay thiếu minh mẫn.

Thở sâu (thở bụng, thở cơ hoành), kết hợp với một số động tác đã được nghiên cứu giúp cải thiện chức năng thông khí (FEV1, FVC), tăng khả năng trao đổi giữa oxy và CO2.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chưa hít thở đúng cách. Khi hít vào, bụng bạn hay có thói quen hóp lại, gây căng và tạo áp lực lên cơ lớn nhất ở phổi – cơ hoành. Chính vì vậy, bạn không thể hít đầy oxy vào phổi do cơ hoành bị bó hẹp. Bạn không thể tối ưu hóa việc hít thở nếu phổi không giãn nở đúng cách.

Dựa vào phương pháp dưỡng sinh của GS. BS Nguyễn Văn Hưởng – người thầy thuốc đi đầu trong lĩnh vực dưỡng sinh, Thực hành thở với thanh quản mở qua 4 giai đoạn thở là một trong những cách thức luyện nội lực rất hay.
Phương pháp của Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng khi tập đúng hiệu quả rất cao và an toàn. Sức vận động cơ bắp tăng, tinh thần sảng khoái và cường độ làm việc trí não cũng được nâng cao.
+ Thời 1 (Giai đoạn 1): hít vào: đều sâu, chậm, ngực nở, bụng căng
+ Thời 2 (Giai đoạn 2): ngưng thở (giữ hơi, thanh quản mở): tiếp tục hít vào mặc dù không có không khí vào.
+ Thời 3 (Giai đoạn 3): thở ra: từ từ, thả lỏng cơ toàn thân
+ Thời 4 (Giai đoạn 4): ngưng thở: không hít vào cũng không thở ra.


[Pha dương: phải gắng sức hít vào, giữ hơi để thanh quản mở;
Pha âm: thở ra, thả lỏng, thư giãn toàn bộ cơ thở và cơ toàn thân trong trạng thái ít tiêu hao năng lượng nhất]
Thời lượng tập bài này là 10 phút. Ban đầu T1 + T2 = T3 + T4 = 8 giây là được. Thực hiện 30 lượt. Nếu bị hụt hơi, hoặc không bắt nhịp kịp thì chỉ thực hiện T1 và T3 vài lần sau đó thực hiện thở 4 thì bình thường.

Nguồn: BS. Trần Văn Năm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh

Có thể tham khảo thêm:
Tạp chí Sức khỏe đời sống
PHƯƠNG PHÁP THỞ 4 THỜI – BS. NGUYỄN VĂN HƯỞNG

SHARE