Hiểu đúng “Thuốc bổ”

0
5318

“Thuốc bổ” được hiểu một cách nôm na là những loại dược phẩm (hay chế phẩm từ dược liệu) có tác dụng thúc đẩy hoặc tăng cường chức năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Thường nhiều người vẫn sử dụng thuốc bổ nhằm cung cấp những chất mà cơ thể đang bị thiếu hụt như: vitamin, muối khoáng, acid amine, chất béo…

ThuocBo

Tuy nhiên, trong sinh hoạt sống hằng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi quá nhiều độc chất từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể: không khí ô nhiễm, thức ăn – nước uống không an toàn, chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), thuốc trị bệnh, stress tâm – thể, gốc tự do, chất AGEs… Do đó, với mục tiêu của thuốc bổ là giúp cơ thể cải thiện các hoạt động của cơ quan, rất cần có  liệu pháp thanh lọc. 

Vậy, liệu pháp thuốc bổ không chỉ “cung cấp” mà còn “thải bớt, loại bỏ” những độc chất nội sinh và ngoại sinh ra khỏi cơ thể.
Thanh lọc cơ thể bằng cách nào? Cần thực hiện:

– Uống đủ nước,
– Tập thể dục, xoa bóp, thở sâu,
– Ưu tiên sử dụng một số thức ăn có tác dụng chống gốc tự do như: Gừng, Nghệ, Rau có màu xanh đậm, Xoài, quả Bơ, quả cherry…
– Một số cây thuốc nam có tác dụng thải độc dễ tìm:

Số tt Tên thuốc Lượng (g) Tác dụng Thuốc thay thế
1 Cỏ mực 10 – 12  Cầm máu, hạ nhiệt, thải độc, chống viêm. Lá Huyết dụ, Trắc bá diệp.
2 Rễ tranh 8 – 10 Lợi tiểu, cầm máu, hạ nhiệt Râu ngô, Râu mèo, Mã đề, Rễ cây Dứa dại.
3 Rau má 10 – 12 Lợi mật, chống dị ứng, kháng sinh, chống viêm. Rau đắng lá lớn, Tinh tre, Trái khổ qua.
4 Lá muồng trâu 3 – 5 Nhuận trường, lợi mật, lợi tiểu. Vỏ Cây đại, Lá mơ long
5 Cỏ Mần trầu 10 – 15 Hạ nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn. Lá dâu tầm, Kim ngân hoa, Rau sam, Sài đất.
6 Gừng 3 – 5 Loãng đàm, kích thích tiêu hoá, chống viêm. Củ riềng, Vỏ Bưởi, Vỏ Phật thủ
7 Cam thảo nam 10 – 12 Lợi tiểu, hạ nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn. Mía, Cam thảo dây, Hạt Đậu xanh.
8 Ké đầu ngựa 8 – 10 Ra mồ  hôi, hạ nhiệt, kháng sinh, chống dị ứng. Ké hoa đào, Ké hoa vàng, Ké hoa đào, Ô rô nước
9 Củ sả 4 – 6 Kích thích tiêu hoá, ra mồ hôi, tiêu thức ăn. Thuỷ xương bồ
10 Trần bì 4 – 6 Kích thích tiêu hoá, loãng đờm, giảm ho. Vỏ Cam, Chanh, Bưởi

Tóm lại:

Thuốc bổ không đơn thuần là bổ sung mà tuỳ thuộc giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh. Chúng ta sẽ chọn “cung cấp” hay “thanh lọc”, loại bỏ yếu tố “cơ hội” làm suy yếu cơ thể hay kết hợp cả hai cùng một lúc. Y học cổ truyền gọi là pháp “công bổ kiêm trị”.

Bs Trần Văn Năm – Nguyên phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc
SHARE