Nhiều người dân TP.HCM vui mừng được tiêm vắc xin COVID-19

Chiều 21-7, gần 40 người dân sống trên địa bàn quận Phú Nhuận (TP.HCM) được viêm vắc xin tại Viện Y dược học dân tộc. Đây là những người có bệnh nền bị hoãn tiêm đợt 4, người sống trong khu vực phong tỏa, tình nguyện viên...

0
591

Chiều 21-7, gần 40 người dân sống trên địa bàn quận Phú Nhuận (TP.HCM) được viêm vắc xin tại Viện Y dược học dân tộc. Đây là những người có bệnh nền bị hoãn tiêm đợt 4, người sống trong khu vực phong tỏa, tình nguyện viên…

Chiều ngày 21-7, tiêm gần 40 liều vắcxin Astrazeneca cho cán bộ, người dân đang sinh sống tại quận Phú Nhuận – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ghi nhận Tuổi Trẻ Online chiều 21-7, tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, một số người dân sống trên địa bàn quận Phú Nhuận có mặt theo từng khung giờ để được tiêm vắc xin đợt 5. Từ khu vực tra cứu thông tin đến bàn khám sức khỏe sàng lọc, bàn tiêm vắc xin và phòng bệnh theo dõi sau tiêm đều được bố trí cách xa nhau, đảm bảo khoảng cách an toàn.
Đặc biệt, tại đây có bố trí bộ phận công nghệ thông tin để làm hồ sơ sức khỏe qua app điện thoại. Từ đó người đến tiêm không cần phải đem theo giấy tờ, còn bộ phận tiêm thì dễ quản lý được người nào đã tiêm, tránh tình trạng gian dối và tụ tập đông người
Bị hoãn tiêm trong đợt tiêm vắc xin vừa qua vì dị ứng thuốc, ông Lê Minh Hà (46 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) mừng rỡ khi lần này bản thân đã được tiêm vắc xin và được theo dõi rất kỹ sau tiêm tại Viện Y dược học dân tộc.
“Nhân viên y tế tư vấn tôi rất kỹ. Mình phải chấp hành khai báo kỹ trước khi tiêm chứ không nên giấu bệnh nền” – ông Hà nói và rất hài lòng khi áp dụng nền tảng quản lý tiêm chủng.
Đại diện UBND quận Phú Nhuận cho biết trong đợt tiêm vắc xin thứ 5 này, quận chia nhỏ các địa điểm tiêm. Theo đó, mỗi phường sẽ có 2 bàn tiêm và mỗi giờ tiêm 12 người, điều này giúp đảm bảo giãn cách và có nhiều thời gian theo dõi sau tiêm.
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan – phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM – cho biết viện bố trí 6 bàn tiêm ngoài cộng đồng và 3 bàn tiêm tại cơ sở y tế để tiêm những người có bệnh lý nền, người trên 65 tuổi.
“Đợt tiêm vắc xin vừa qua, người dân tập trung đông tại các điểm tiêm cộng đồng, đặc biệt trong lúc phải theo dõi 30 phút sau tiêm. Rất may không có tai nạn gì xảy ra nhưng chúng tôi rất lo lắng” – bác sĩ Lan chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Lan, trong đợt tiêm vắc xin thứ 4 vừa qua đã gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận sau tiêm vì số lượng người tiêm đông, gây sai thông tin người tiêm. Còn đợt này, với số lượng người tiêm ít (12 người/giờ) nên sẽ thuận lợi trong việc cấp giấy chứng nhận tại chỗ.
Bắt đầu từ ngày mai 22-7, TP.HCM chính thức triển khai tiêm vắc xin đợt 5 tại các quận huyện và TP Thủ Đức với dự tính khoảng 615 điểm tiêm. Trung bình mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày, có thể tăng cường lên 200 người/ngày. Dự kiến trong 2-3 tuần sẽ tiêm xong 930.000 liều.

Viện Y dược học TP.HCM bố trí bộ phận công nghệ thông tin để làm hồ sơ sức khỏe qua app điện thoại, qua đó người đến tiêm không cần phải đem theo giấy tờ và bộ phận tiêm cũng dễ quản lý được người nào đã tiêm, tránh tình trạng gian dối và tụ tập đông người – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Người đến tiêm vắcxin đợt này chủ yếu là người của những đợt tiêm trước chưa tiêm vì có bệnh nền hoặc do bị kẹt trong các khu cách ly, phong tỏa – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nhân viên y tế hướng dẫn người được tiêm đến vị trí ngồi chờ sau khi được khám sàng lọc – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Cách mỗi giờ chỉ tiếp nhận 12 người đến tiêm để đảm bảo việc giữ khoảng cách – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đợt này Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM tiêm vắc xin Astrazeneca của Nhật Bản hỗ trợ – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chị Vũ Hoàng Mai (Cán bộ UBND quận Phú Nhuận) cho biết chị làm ở môi trường tiếp xúc với nhiều người nên được tiêm chị an tâm công tác hơn – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Điểm tiêm đầu trong đợt tiêm chủng thứ 5 tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM (quận Phú Nhuận) – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Người được tiêm chờ phản ứng sau tiêm – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Viện Y dược học dân tộc TP.HCM chú trọng vào việc hỗ trợ công tác xử lý cấp cứu và các vấn đề sau tiêm cho người dân, bố trí các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ thăm khám khi có trường hợp đặc biệt xảy ra – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ông Lê Minh Hà (ngụ quận Phú Nhuận) có tiền sử dị ứng thuốc nên đợt trước không tiêm, đợt này anh an tâm tiêm tại Viện vì công tác chuẩn bị tốt và có phòng cấp cứu khi cần thiết – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nguồn: Xuân Mai – Ngọc Phượng – Báo Tuổi trẻ

SHARE