Tiêu hóa tốt – Sức đề kháng tăng

Để cải thiện Hệ miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả, hãy bắt đầu chăm sóc tốt đường tiêu hóa!

0
2480

1. Mối liên quan giữa Tiêu hóa và Sức đề kháng
1.1. Hệ tiêu hóa
– Ống tiêu hóa: Miệng, Thực quản, Dạ dày, Ruột non, ruột già
– Gan – Mật: dịch mật
– Tuyến Tụy: nội (insulin, glucagon) – ngoại tiết (men tiêu hóa)

1.2. Sức đề kháng (Hệ miễn dịch)
– Không đặc hiệu: da, niêm mạc, TB nhày, nhung mao, nước mắt, nước bọt, dịch vị, mồ hôi…
– Hệ Miễn dịch (MD):
+ Bẩm sinh [innate immunity]: đại thực bào, tế bào đa nhân, lợi khuẩn, men (lysozyme, phospholipase, defensin, opsonin…)
+ Thu được [adaptive immunity]: lympho B, lympho T, kháng thể

1.3. Liên quan Sức đề kháng và Tiêu hóa
– Niêm mạc ruột chứa 70% tế bào tạo nên các thành phần của hệ MD.
– Ruột mất cân bằng: giảm lợi khuẩn, thiếu men và là nguyên nhân gây nhiều bệnh: giảm sức đề kháng, viêm da dị ứng, viêm khớp, bệnh tự miễn (IBS, trứng cá, CFS), rối loạn cảm xúc, tự kỷ, mất trí nhớ, và bệnh ung bướu.
1.4. Nguyên nhân gây ruột mất cân bằng
– Ngành Công nghiệp thực phẩm phát triển: chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, chất xơ thấp…dẫn đến hậu quả: tế bào mỡ tăng, thiếu lợi khuẩn và sức chống đỡ với bệnh bị suy giảm [PubMed]
– Tạo nên đại dịch DIABESITY: béo phì và đái tháo đường, căn nguyên của đề kháng giảm và tăng insulin máu.
– Thức ăn rỗng (Junk food): nhiều năng lượng nhưng ít dinh dưỡng
– Thuốc: kháng viêm, kháng sinh, kháng acid và steroid gây tổn thương ruột
– Thiếu men: do stress gây ảnh hưởng hệ TK của ruột, bệnh ruột rò rỉ, giảm lợi khuẩn, IBS
– Thiếu kẽm (Kẽm cần cho tế bào miễn dịch phát triển),…
– Ăn nhiều thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn, vội vã
– Tâm trạng lo buồn, bi quan, thiếu cảm hứng
– Nhiễm trùng, KST, nấm mốc
– Nhiễm độc: rượu – bia, kim loại nặng, táo bón
– Hệ vi khuẩn ruột (Microbiota) cân bằng và đủ men tiêu hóa là nền tảng tốt cho sức khỏe
+ Thiếu Men sức khỏe tâm thần sẽ sa sút vì ruột bị làm đầy độc chất
+ “Muốn có thể lực và sức đề kháng tốt hãy bắt đầu chăm sóc từ ruột của bạn”
+ Hippocrates (Y tổ Ngành YHHĐ) nói: “All disease begins in the Gut”
1.5. Biểu hiện của ruột mất cân bằng
– Cáu gắt, khó tập trung, dễ buồn chán, trầm cảm
– Đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, ù tai
– Mỏi mắt, giảm thị lực
– Tóc thưa, dễ rụng
– Sợ lạnh, dễ bị cảm cúm khi thay đổi thời tiết
– Da khô, nhiều mụn, ngứa, dễ dị ứng thức ăn, khò khè khó thở (chẩn đoán lầm với Hen phế quản)
– Nhiều nếp nhăn, nám da nhiều
– RL tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, trào ngược dạ dày – thực quản
– Người nặng nề, tích nước
– Cân nặng thay đổi nhanh (tăng hay giảm cân) không có lý do cụ thể

2. Giải pháp tăng sức đề kháng:
2.1. Giải pháp chung:
Chọn thức ăn có nguồn gốc thực vật vì có nhiều Sinh chất (Phytochemical), vitamin và Enzyme, tạo nên màu – mùi đặc trưng của từng loại. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, sẽ tạo ra các sinh chất để chống lại tia cực tím và côn trùng có hại, như: Nho (anthocyanin), Mè (Lignin), Đậu nành và sản phẩm từ Đậu nành (iso-flavone), Dưa hấu, Cà chua (lycopene),…tác dụng có lợi đã được ghi nhận dưới đây:
– Chống gốc tự do
– Phục hồi tế bào tổn thương (đột biến gene), phòng bệnh ung bướu
– Cải thiện sức đề kháng
– Phòng chống lão hóa sớm
– Chống giảm trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer
– Cung cấp chất xơ giúp phát triển lợi khuẩn, chống táo bón, thanh lọc cơ thể
2.2. Giải pháp cụ thể:
– Ăn hợp lý:
+ Chọn thực vật chiếm 70 – 80% (tương đối) khẩu phần
+ Ăn rau củ tươi – mới – sạch trước khi ăn cơm
+ Hạn chế thức ăn nhanh; giảm muối; ăn chậm nhai kỹ
+ Ưu tiên động vật thân nhiệt thấp (sống dưới nước hoặc lưỡng cư)
+ Kiêng thịt đỏ, hạn chế tối đa chất béo bão hòa và đường tinh chế
– Bổ sung lợi khuẩn: sữa chua, rau ngâm chua…
– Uống đủ nước giúp tuần hoàn thể dịch tốt: khả năng hoạt động của men được tối ưu
– Tập thở đúng: cung cấp đủ oxy, thở cơ hoành, không nín thở, cân bằng hệ thần kinh
– Kiểm soát stress: tĩnh tâm, hướng thiện, an nhiên tự tại
– Hạn chế chất độc hại: rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gaz
– Thể dục đều đặn: vừa sức, phù hợp tuổi và sức khỏe
– Ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý: tái tạo năng lượng, giúp bảo tồn hệ enzyme
– Chọn dược liệu tốt cho tiêu hóa: Tỏi, Linh chi, Nhân sâm, Artichoke, Gừng, Sả, Nghệ, Quế, Riềng, Hành…

3. Kết luận
Để cải thiện Hệ miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả, hãy bắt đầu chăm sóc tốt đường tiêu hóa!

Nguồn: BS. Trần Văn Năm

SHARE