Ăn thế nào để bệnh còn thuốc chữa?

Nếu trước đây bạn không mấy quan tâm đến quy tắc ăn uống thì từ nay hãy thay đổi vì ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. Để duy trì ăn uống khỏe mạnh, cơ thể con người cần ít nhất 7 loại chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước cùng tổng số 40 loại chất xơ và chất dinh dưỡng khác. Do đó, chế độ ăn uống của con người phải bao gồm nhiều loại thực phẩm để có được các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự kết hợp hợp lý các món ăn không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học mà còn giúp cơ thể cân bằng các chất và tạo điều kiện trao đổi chất tốt nhất.

0
315

Nếu trước đây bạn không mấy quan tâm đến quy tắc ăn uống thì từ nay hãy thay đổi vì ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe.
Để duy trì ăn uống khỏe mạnh, cơ thể con người cần ít nhất 7 loại chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước cùng tổng số 40 loại chất xơ và chất dinh dưỡng khác. Do đó, chế độ ăn uống của con người phải bao gồm nhiều loại thực phẩm để có được các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự kết hợp hợp lý các món ăn không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học mà còn giúp cơ thể cân bằng các chất và tạo điều kiện trao đổi chất tốt nhất.

  1. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh:

Nên ăn chủ yếu dựa vào thực vật (Whole-Food, Plant-Based Diet = WFPB)
– Chọn thức ăn tươi, chưa hoặc rất ít bị chế biến, không chứa nhiều, muối, đường, chất phụ gia, chất béo xấu hay chất bảo quản,
– Chủ yếu hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt, hoa…
– Trái cây sạch, mới nên ăn trước bữa ăn chính từ 15 – 20 phút.

  1. Các nhóm thực phẩm phải ăn nhiều:

– Trái cây tươi: họ cam quýt, ổi, mận, táo, trái lựu, kiwi, dâu tây, nho…
– Rau xanh:
o Hoa: súp lơ xanh, bông cải trắng, bông cải tím, hoa thiên lý, hoa bí…
o Thân và lá: cải bó xôi, cải xanh, rau dấp cá, ngò, xà lách, nước ép cỏ lúa mì, lô hội (nha đam)…
o Củ: cà rốt, khoai lang, khoai tây, khoai môn…
o Quả: bầu, bí đao, mướp, bí đỏ, khổ qua,…
– Nấm: mộc nhĩ (nấm mèo đen, trắng), nấm mối, nấm rơm, nấm tuyết, nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm, nấm bào ngư (nấm sò), nấm mỡ (nâu, trắng), nấm đùi gà, nấm hải sản,…
– Đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, đậu đỏ, đậu gà, đậu ngự, đậu nành, đậu Hà lan, ngô…


– Hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt bí ngô, hạt hướng dương,…
– Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, yến mạch…
– Chất béo bảo hòa: bơ, dầu ô-liu, dầu dừa, dầu phọng, dầu hướng dương, dầu mè…
– Sữa từ thực vật: sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt điều…
– Gia vị: sả, húng quế, húng lủi, kinh giới, húng chanh (tần lá dầy), tiêu đen, ớt, nghệ, gừng…
– Đạm thực vật: tảo xoắn, lá chùm ngây (Moringa oleifera), đậu rồng, đậu phụ,
– Đủ nước sạch: từ 1, 5 – 2 lít/ngày.
– Bổ sung enzyme, lợi khuẩn: khi cần.

  1. Thực phẩm cần ăn ít hơn:

– Cá: các loại cá
– Thịt động vật: thịt heo, thịt bò, gà, vịt, ngan, ngỗng…
– Sữa: các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai…
– Trứng: trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng.

  1. Những thực phẩm cần rất ít, không ăn càng tốt:

– Thức ăn nhanh: khoai tây chiên, xúc xích, bơ động – thực vật (butter – margarine) snach, chả giò…
– Bánh kẹo, nước ngọt: bánh ngọt, soda, nước trái cây, kẹo, các loại ngũ cốc có đường.
– Các loại tinh bột: bánh mì trắng, gạo trắng, phở,…
– Thực phẩm đóng gói và đông lạnh.
– Các chất tạo ngọt nhân tạo: saccharin, aspartame, acesulfame potassium (Ace-K), sucralose, cyclamate, advantame, neotame.
– Các sản phẩm thịt chế biến sẵn: thịt xông khói, pate, nướng…
– Rượu bia.

Nguồn: BS. Trần Văn Năm – Nguyên Phó Viện trưởng điều hành Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh

SHARE