Ngâm chân nước thuốc để phòng và điều trị bệnh thường gặp

0
6776

Hiện nay phương pháp xoa bóp bàn chân thường kết hợp với liệu pháp ngâm bàn chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị; Tuy nhiên người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước nóng đơn thuần hoặc nước thuốc ngâm chân để phòng và điều trị bệnh vì nó có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh, giảm sự căng thẳng…

Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can – tỳ, giúp sơ can – kiện tỳ (làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy); Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa; Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…. Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Khi ngâm chân, bàn chân chạm vào đáy chậu, để có hiệu quả tốt nhất thì mực nước được tính từ mắt cá chân lên đến cẳng chân tối thiểu phải từ 5cm.

1/ Phương pháp thực hiện

1.1/ Ngâm bàn chân bằng nước nóng:

Dùng nước sạch nấu nóng đến 400-600C rồi cho vào thau hoặc chậu bằng gỗ (hiện nay ở các cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán nhiều loại khay bằng nhựa có điện để giữ nhiệt và rung tạo sóng kích thích lòng bàn chân). Người bệnh ngồi trên ghế, chân đã rửa sạch, bỏ chân vào chậu, (thau, khay…) để ngâm bàn chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.

1.2/ Ngâm bàn chân bằng nước thuốc:

– Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.

– Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào khay, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm. Mỗi ngày làm 1-2 lần, mỗi lần 10- 15 phút.

   Các thuốc trên cho đun sôi với 2 lít nước trong 10 – 20 phút rồi pha với nước ấm (từ 40 – 600C) để ngâm chân hoặc có thể thực hiện đơn giản hơn dùng các loại lá ngải cứu, lá lốt, lá gừng, lá tre, lá hương nhu, muối, đun sôi để ngâm chân. Cách này có thể chữa các bệnh khớp, bệnh tê thấp và lạnh chân. Khi nồi nước xông đang nóng bạn đặt chân cách mặt nước để xông hơi. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân thấp xuống. Khi nước nóng già thì cho bàn chân sát vào mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân. Có thể vuốt nước lên cẳng chân, bắp chân.

Trước khi xoa bóp bàn chân, bạn có thể kết hợp với phương pháp ngâm chân này.

2/ Những chứng bệnh thích hợp với liệu pháp ngâm chân bằng dược liệu:

Những chứng bệnh thích hợp với sự hỗ trợ của phương pháp ngâm bàn chân bằng nước nóng hoặc bằng dược liệu tăng cường thêm hiệu quả điều trị:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu và đau nửa đầu
  • Di tinh, xuất tinh sớm
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau gót và viêm khớp cổ chân
  • Viêm tắc tĩnh mạch chân
  • Ung nhọt vùng chân
  • Tăng huyết áp
  • Lạnh vùng chân
Y Sĩ Đoàn Diệp Trọng
                                                                                    Viện y dược học dân tộc – TP.HCM
SHARE