Nhiễm SARS-Cov-2, những điều có thể bạn chưa biết về bệnh COVID-19

Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn người dân đều biết những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là đau họng, sốt, ho và khó thở, cần khai báo sức khỏe kịp thời để xét nghiệm với virus SARS-Cov-2. Thế nhưng ít ai biết tiêu chảy cũng là một biểu hiện thường gặp của bệnh COVID-19, xin đừng chủ quan chỉ có sốt, ho, khó thở… mới phải đi xét nghiệm. Bên cạnh đó, người dân cần tìm hiểu thêm nhiều góc độ khác về bệnh COVID-19 để có thể tự trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh hiệu quả nhất.

0
2752

Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn người dân đều biết những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là đau họng, sốt, ho và khó thở, cần khai báo sức khỏe kịp thời để xét nghiệm với virus SARS-Cov-2. Thế nhưng ít ai biết tiêu chảy cũng là một biểu hiện thường gặp của bệnh COVID-19, xin đừng chủ quan chỉ có sốt, ho, khó thở… mới phải đi xét nghiệm. Bên cạnh đó, người dân cần tìm hiểu thêm nhiều góc độ khác về bệnh COVID-19 để có thể tự trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh hiệu quả nhất.
1. Ngoài hệ hô hấp, Virus SARS-Cov-2 có thể tấn công và gây rối loạn hệ tiêu hóa:
Theo một nghiên cứu gần đây, phát hiện một số người nhiễm SARS-Cov-2 chưa từng bị ho, đau họng mà chỉ có biểu hiện đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, nôn, và đặc biệt là tiêu chảy [The American Journal Of Gastroenterology, Rachael Rettner]. Khoảng 50% người bệnh (NB) có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, trong đó 18% là tiêu chảy, nôn. Nghiên cứu 206 NB ở Wuhan, Union Hospital, Tongji Medical College (triệu chứng nhẹ, không khó thở hay giảm oxy máu), ghi nhận: 48 người (23%) chỉ có rối loạn tiêu hóa, 89 người (43%) bị ho, và 69 người (33%) có biểu hiện cả tiêu hóa và hô hấp.

Trong những NB có biểu hiện rối loạn tiêu hóa đi kèm, thì tiêu chảy là biểu hiện đầu tiên 13 người (20%).Tiêu chảy kéo dài từ 7 – 14 ngày, trung bình là 5 ngày, khoảng 1/3 NB chỉ có rối loạn tiêu hóa và chưa bao giờ sốt. Vì có triệu chứng tiêu hóa nên trung bình 16 ngày sau họ mới tìm gặp bác sĩ, chậm hơn so với 11 ngày ở người bị biểu hiện ho – khó thở. Qua kết quả nghiên cứu trên, bổ sung thêm lý do vì sao bệnh Covid-19 lây lan nhiều trong cộng đồng.

2. Vai trò của Y Học Cổ Truyền (YHCT) trong phòng chống COVID-19:
Từ nhiều ngàn năm nay, người thầy thuốc Y học cổ truyền luôn biết rằng:
– Theo luật Ngũ hành:
+ Hành Thổ (tương ứng với hệ tiêu hóa, chuyển hóa chất, các men vi sinh – chuyển hóa – tiêu hóa) sinh ra Hành Kim (tương ứng với Hệ hô hấp và Hệ miễn dịch bẩm sinh [gồm tế bào niêm mạc biểu mô của hầu – họng, khí – phế quản – phế nang, tế bào miễn dịch trong máu] và khi Hành Kim bệnh bằng mọi giá phải làm mạnh Hành Thổ.
+ Hành Kim sinh ra Hành Thủy (Thận – sinh dục – tiết niệu, tủy xương, tạo máu), Kim bệnh chắc chắn Thủy sẽ không khỏe, suy yếu.
– Theo học thuyết Tạng – Phủ (cơ quan đặc và rỗng của cơ thể): Phế và Đại trường có hoạt động khắn khít với nhau (liên quan Biểu – Lý = Ngoài – Trong) để hoàn thành nhiệm vụ cung cấp oxy, bảo vệ cơ thể và thải độc [đại tiện]. Nên khi Phế bệnh sẽ có ảnh hưởng đến Đại tràng.
– Áp dụng trong chẩn đoán và điều trị: nếu có dấu hiệu bệnh của Hệ hô hấp, người thầy thuốc phải chú ý có hay không dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa và ngược lại. Để thành công trong điều trị bệnh cơ quan Hô hấp phải tăng cường hoạt động của hệ Tiêu hóa bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước sạch, theo dõi cảm giác ngon miệng, chống tiêu chảy hay táo bón, chống đầy chướng khó tiêu, cung cấp đủ men tiêu hóa – men vi sinh…sẽ giúp hoạt động của hệ Hô hấp sớm phục hồi.

Vừa qua, Bộ Y tế đã có công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020, gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; bệnh viện y học cổ truyền; khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyển… (sau đây gọi là đơn vị) về việc tăng tăng cường phòng, chống viêm đường hô hấp cấp SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền. Theo đó Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế trên cả nước lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2.

3. Ăn thịt động vật sẽ đủ chất dinh dưỡng:
Điều trị một bệnh nặng như Covid-19, bên cạnh thuốc kháng sinh, kháng ký sinh trùng, kháng virus, kháng thụ thể ACE2,…luôn luôn rất cần duy trì đủ: nguồn men trong cơ thể như Protease, Lipase, Lactase, Amylase. Tuy nhiên, nguồn men này sẽ cạn kiệt nếu chúng ta ăn nhiều thức ăn từ thịt động vật, thức ăn chế biến sẵn, ăn nhiều đường…Nên nhớ rằng đa phần men có lợi khác chỉ có trong thực vật tươi, mới, sạch: chứa vitamin, chất xơ, nguyên tố vi lượng…đặc biệt còn có nguồn men quý giá mà trong thịt động vật không có, như:
– Bromelain và papain: giúp phân cắt protein khác được tìm thấy trong quả Dứa và Đu đủ.
– Pectinase: có trong nhiều loại thực phẩm thực vật giúp phá vỡ các carbohydrate và chất xơ không tan.
– Alpha-galactosidase: men nấm tự nhiên để giúp tiêu hóa carbohydrate có cấu trúc phức tạp từ rau và các loại đậu.
– Cellulase và Hemicellulase: có trong hệ vi sinh đường ruột giúp chuyển đổi carbohydrate và chất xơ không tan thành các phân tử đơn giản hơn. Men này tạo ra các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, như glucose tạo năng lượng, chất chống oxyd hóa, vitamin, khoáng chất…
– Men vi sinh có trong Yogurt, Miso, kim chi…

Không chỉ riêng đối phó với virus SARS-Cov2, để tăng cường sức đề kháng, có sức khỏe tốt nói chung, cần phải thay đổi thói quen thường ngày để hướng đến 3 giá trị của cuộc sống: Chân – Thiện – Mỹ, sống thân thiện với môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với cộng đồng.

Nguồn: BS Trần Văn Năm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh

SHARE